Lần đầu thiết kế bảng hiệu? Đừng lo lắng – thiết kế một bảng hiệu không khác nhiều so với bất kỳ dự án nào khác bạn đã từng thực hiện. Áp dụng 6 mẹo thiết kế bảng hiệu bắt mắt ngay dưới đây để có một bảng hiệu ưng ý nhé!
1. Kích thước và tỷ lệ bảng hiệu thiết kế
Hầu hết mọi trường hợp, bảng hiệu mà bạn thiết kế thường có kích thước khá lớn. Theo quy định của nhà nước, bảng hiệu có kích thước như sau:
- Biển bảng hiệu ngang: chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt nhà
- Bảng hiệu dọc: chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m, nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt bảng hiệu.
- Kích thước và tỷ lệ có thể sẽ là một thách thức, nhưng ngoài ra nó không khác những dự án thiết kế bạn từng thực hiện đâu! Nhiều khái niệm bạn sử dụng cũng giống như mọi dự án khác. (Thiết kế tốt là thiết kế tốt ở bất kỳ vị trí nào.)
Bảng hiệu phải dễ nhìn và dễ đọc từ xa, bởi mọi người chỉ có vài giây để đọc lướt qua bảng hiệu của bạn. Vì vậy, mọi thứ nên lớn và đơn giản để tạo sự tác động tối đa.
2. Xem xét vị trí bảng hiệu thiết kế
Trước khi thiết kế bảng hiệu quảng cáo bạn cần biết bảng hiệu của bạn ở đâu, treo ở vị trí nào, địa hình ra sao. Đây là yếu tố quan trọng, bạn cần chọn vị trí lắp đặt bảng hiệu in ấn cho phù hợp, dễ nhận biết, dễ quan sát để người nhìn có thể nhìn được rõ thông tin trên bảng quảng cáo.
Xác định vị trí, điều kiện đặt biển hiệu cũng là cách để bạn có thể lựa chọn được chất liệu làm bảng hiệu phù hợp để tăng thêm độ bền cho chúng.
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
3. Màu sắc và đồ họa bảng hiệu thiết kế phải lớn
Màu sắc là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải đưa ra khi thiết kế bảng hiệu. Bạn cần lưu ý hai điều sau:
Đôi lúc bạn sẽ phải rất đau đầu để có thể trung hòa cả hai khi thiết kế bảng hiệu. Nhưng hãy nhớ rằng đồ họa và màu sắc bạn sử dụng phải sáng và đậm, tránh các màu nhạt hoặc màu pastel. Nên lựa chọn màu sắc có nhiều độ tương phản, đặc biệt là giữa nền với hình ảnh hoặc chữ.
Về hình ảnh và đồ họa, chọn một yếu tố duy nhất và làm nó nổi bật. Thiết kế của bạn phải thu hút sự chú ý của người xem chỉ trong một giây và một tiêu điểm đơn giản sẽ hữu ích.
Tiếp theo sẽ là vị trí bảng hiệu. Hãy xem xét điều này: Bảng hiệu của bạn nằm khuất sau một hàng cây. Nếu nền của biển hiệu cũng là màu xanh lá cây, hoặc màu tương đồng như vậy thì liệu người đi đường có nhìn thấy nó không? Hãy chú ý đến tất cả các yếu tố có thể sẽ gây cản trở tầm nhìn của người xem trong khu vực bạn sẽ đặt bảng hiệu. Nếu không thể loại bỏ chúng, bạn có thể sử dụng màu sắc làm nổi bật bảng hiệu và xao nhãng những thứ xung quanh.
4. Kiểu chữ đơn giản
Khi nói đến chữ viết, hãy chọn font chữ đơn giản. Ngoài logo của công ty, hãy chọn một kiểu chữ duy nhất. Lựa chọn kiểu chữ sans serif với chiều rộng stroke đồng đều, từ trung bình đến rộng.
Và làm cho nó to. Hãy suy nghĩ về chữ trong khoảng từ 10 đến 100. Đó là 10 inch chiều cao chữ cho mỗi 100 feet tầm nhìn.
Sau đó xem xét tổng số từ. Thông điệp nên đơn giản như kiểu chữ. Để có tác động lớn nhất, các bảng hiệu không được chứa quá 15 từ. Công thức thường thấy của nó là quy tắc 3 trong 5. Nó có thể được tách theo hai cách:
- Ba dòng văn bản, tối đa năm từ mỗi dòng, hoặc
- Năm dòng văn bản, mỗi dòng tối đa ba từ
- Nếu các từ dài, giảm số lượng.
Các cân nhắc về kiểu chữ khác bao gồm việc sử dụng chữ in đậm hoặc in nghiêng. Chữ in đậm có thể giúp hỗ trợ khả năng đọc từ xa. Chỉ cần đảm bảo các chữ cái được viết đúng chính tả để không có sự nhầm lẫn từ xa. Chữ nghiêng khá rắc rối và hơi khó đọc, bạn nên tránh sử dụng chúng trên các bảng hiệu.
5. Sự tương phản
Độ tương phản là một phần quan trọng của bất kỳ dự án thiết kế nào, nó còn quan trọng hơn khi bạn chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của ai đó. Mỗi điểm nhấn cần phải được phân biệt một cách rõ ràng.
Trong chữ viết thì sự đối lập thể hiện ở kích thước và tính đơn giản. Còn với màu sắc là cách ghép cặp màu.
Mặc dù không có một set màu hoàn hảo hay cụ thể nào cho bảng hiệu, nhưng có một số cặp màu nổi tiếng là dễ đọc từ xa. (Bạn có thể đã bắt gặp những cặp màu này rất nhiều từ các bảng hiệu xung quanh.)
- Đen và trắng
- Đen và vàng
- Màu xanh và trắng
- Màu xanh và màu vàng
- Xanh và trắng
- Đỏ và trắng
- Đỏ và vàng
Để tạo sự tương phản hơn nữa giữa bảng hiệu và cảnh quan, hãy cân nhắc tạo border cho thiết kế của bạn. Một hình vuông/chữ nhật đơn giản, đen hoặc trắng bao quanh hình ảnh có thể giúp phân biệt rõ ràng.
6. Nó được in trên chất liệu gì?
Một phần của việc thiết kế bảng hiệu nên tập trung vào cách bảng hiệu thực sự sẽ được in và loại vật liệu đó được in trên đó. Điều này có thể tác động đến mọi lựa chọn bạn trong quá trình thực hiện.
Vật liệu bảng hiệu thường được chia thành các loại dựa trên vị trí (vật liệu trong nhà so với vật liệu ngoài trời), độ bền, in ấn với kỹ thuật số. Một số thiết kế bảng hiệu phổ biến nhất bao gồm làm việc trên banner vinyl, bảng quảng cáo (in ấn hoặc kỹ thuật số), nhựa sóng và từ tính. Nhưng phương tiện ký hiệu có thể thay đổi tùy thuộc vào việc sử dụng.
Bạn nên hỏi ngay về loại bảng hiệu mà bạn sẽ thiết kế trên đó. Nhận thông số kỹ thuật trước khi tham gia vào một dự án, hỏi về định dạng tập tin và prepress là rất quan trọng (Bởi bạn sẽ không thể cung cấp jpg cho in bảng quảng cáo billboard, nhưng lại có thể làm được đối với quảng cáo kỹ thuật số) Tìm hiểu xem máy in của bạn cần gì trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn thực hiện dự án dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguồn tham khảo: ColorME